Khi bị khô rát cuống họng nên uống thuốc gì nhanh khỏi là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm trong thời gian qua. Thực tế, tình trạng này nếu để lâu ngày và không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Một số nguyên nhân chính gây khô rát cuống họng
- Nguyên nhân do virus: Các bệnh do virus gây khô rát cuống họng là cảm lạnh thông thường, cúm, sởi, thủy đậu.
- Nguyên nhân do vi khuẩn: Phổ biến nhất là vi khuẩn Streptococcus pyogenes hoặc Streptococcus nhóm A gây viêm họng liên cầu khuẩn. Ngoài ra còn có thể do một vài nguyên nhân khác như trào ngược dạ dày, ung thư vòm họng.
- Về cơ bản, mặc dù nguyên nhân là gì thì khô rát cuống họng cũng khiến người bệnh vô cùng khó chịu gây ra những cơn ho lâu ngày đau rát ảnh hưởng lớn tới công việc, sinh hoạt nên việc điều trị sớm là điều vô cùng cần thiết.
>> Có thể bạn quan tâm: Ngứa cổ họng ho về đêm có phải bị Covid không?
Bị khô rát cuống họng nên uống thuốc gì?
Khi bị khô rát cuống họng, người bệnh thường được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc sau đây:Thuốc kháng sinh
Các loại thuốc kháng sinh có thể được kê trong tình trạng đau rát cổ họng do vi khuẩn gây ra gồm có:- Penicillin V: Gồm 2 dạng là viên nén và chai uống cho khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây rát họng, ngứa ngáy, ho do vi khuẩn gây ra. Thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ với liều dùng tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng của bệnh.
- Amoxicillin: Thuốc được sử dụng thay thế cho penicilin trong các trường hợp người bệnh bị dị ứng với các thành phần có trong penicillin.
- Erythromycin: Đây là thuốc kháng sinh dùng thay thế penicilin và các loại thuốc có thành phần tương tự đối với trường hợp bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào. Erythromycin không chỉ được dùng điều trị đau rát họng mà bất kỳ dạng bệnh nào do nhiễm trùng vi khuẩn.
- Cephalexin: Có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, điều trị đau rát họng do vi khuẩn gây ra, không có hiệu quả với bệnh do virus gây nên.
Các loại thuốc có khả năng kháng viêm, hạ sốt, giảm đau
Các loại thuốc kháng viêm có tác dụng mạnh trong việc giảm đau, chống viêm nên sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau rát họng, giảm sưng tấy cổ họng… Một số loại thuốc kháng viêm thường được sử dụng hiện nay là nhóm có steroid như: dexamethason, betamethason, prednisolon...Thuốc giảm đau, hạ sốt gồm một số loại phổ biến như: Paracetamol, aspirin,... được bào chế ở dạng gói bột, viên nén, hỗn hợp, viên sủi.
Sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi Dược Bình Đông
Nếu nguyên nhân bị khô rát cuống họng do viêm họng, viêm phế quản và không muốn sử dụng thuốc kháng sinh trong việc điều trị, người bệnh hãy cân nhắc sử dụng thuốc bổ phổi tăng cường sức khoẻ Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông.Sản phẩm kế thừa tinh hoa của nền Y học cổ truyền, là sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược như Thiên môn đông, Trần bì, Bình vôi, Bách bộ, Bạc hà, Gừng, Tang bạch bì, Kinh giới, Atiso… Những thảo dược này có tác dụng bổ Phế âm và Phế dương, loại bỏ hiệu quả ngoại tà xâm nhập vào phế; giúp giảm ho khan, ho có đờm, làm dịu và giảm đau rát họng.
Các loại dung dịch súc họng
Dung dịch súc họng có khả năng làm giảm số lượng vi khuẩn, tống chúng ra ngoài qua đường miệng nhờ có chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm, gây tê cục bộ, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Một số loại được khuyên dùng hiện nay gồm có:- Betadin: Với nồng độ 7% có công dụng, sát khuẩn, chống nấm.
- Givalex: Được chỉ định sử dụng trong các trường hợp đau họp do viêm họng, viêm đường hô hấp. Khi sử dụng nên pha loãng theo tỷ lệ 1/10 với nước ấm.
- Listerine: Có chứa thymol có tác dụng sát khuẩn, chống phù nề nhẹ niêm mạc.
Tài liệu tham khảo:
Nội dung có cùng chủ đề khô rát cuống họng:
- Ho rát ngực trong thời gian dài có nguy hiểm không?
- Ho nhiều tức ngực khó thở là biểu hiện của bệnh gì?
- Triệu chứng khó thở hụt hơi ho nhẹ có nguy hiểm không?
- Trị ho lâu ngày ở người lớn nên dùng Đông y hay Tây y?
- Có cần thanh lọc phổi khi ho kéo dài sau khỏi Covid-19?
- Có nên dùng kẹo ngậm ho thảo dược hay không?
0 comments:
Đăng nhận xét